Hiển thị các bài đăng có nhãn máy in. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn máy in. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

9 nghề tuyệt chủng do phát triển Khoa học Công nghệ

Khi khoa học công nghệ hiện đại hơn đồng nghĩa với việc lao động sức người dần dần được máy móc thay thế và nhiều công việc đã hoàn toàn biến mất.

1. Nghề dọn băng 

Mùa đông tại nhiều quốc gia lạnh giá luôn chứng kiến những trận bão tuyết kinh hoàng và hậu quả để lại là nhiều con đường phủ đầy băng giá. Khi chưa có máy dọn tuyết thì công việc này thuộc về những người thợ chuyên nghiệp với khả năng làm việc liên tục trong thời tiết khắc nghiệt. 



Vào thời điểm trước đây, khi tủ lạnh chưa ra đời, những người dọn tuyết sẽ mang những đống tuyết lấy được về nhà chứa, sau đó đem tới các gia đình cần sự lạnh giá của tuyết dành cho việc bảo quản đồ ăn. 


Và ngay sau khi máy dọn tuyết xuất hiện, tủ lạnh cũng xuất hiện và nghề dọn tuyết cũng là nghề nghiệp 'tuyệt chủng' vì khoa học công nghệ.

2. Bác sĩ chữa dịch hạch 

Người ta nhớ đến bệnh dịch hạch như một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất của lịch sử loài người, khiến cho nhiều nạn nhân mất mạng. Khi căn bệnh bùng phát, những người bác sĩ chữa bệnh thường được các thị trấn thuê về. 
bac-si-chua-dich-hach
Bác sĩ chữa dịch hạch 
Tuy nhiên, để phòng tránh bệnh dịch hạch lây lan, người bác sĩ phải sử dụng một bộ quần áo đặc biệt, nặng nề và phải đeo một chiếc mặt nạ khá dị dạng. Ngoài ra họ cần chuẩn bị hương liệu để khử mùi những xác chết do bệnh dịch hạch. 

Y học ngày càng phát triển và người ta có thể có nhiều biện pháp phòng bệnh cũng như chữa bệnh hơn là phải mạo hiểm tính mạng trước sự lây lan của dịch hạch. 

3. Nghề đồng nát

Hiện nghề này vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia nhưng cũng không còn nhiều. Trước đây ở châu Âu, những người theo nghề đồng nát sẽ đi lại trên nhiều con phố và đề nghị mua lại các loại ghẻ lau, thảm trải nhà, giấy vụn, thủy tinh, kim loại ... cũ. 
nghe-dong-nat

Sau đó, những sản phẩm này được đưa về đầu mối mua bán để có thể tái chế chúng thành nhiều đồ dùng có thể dùng lại được. 

Sự ra đời của các cơ sở tái chế hiện đại và việc phân loại rác thải, đồ tái chế đã được nhiều quốc gia sử dụng và nghề đồng nát trở thành nghề nghiệp 'tuyệt chủng' vì khoa học công nghệ. Tại một số quốc gia như Việt Nam, nghề đồng nát vẫn còn người làm nhưng mức thu nhập không cao. 

4. Người ghi chép văn bản

Trước đây, từng có thời kỳ, con người phải làm thay công việc của máy photocopy (https://chothuemayphotocopya0.blogspot.com/2016/09/top-5-may-photocopy-toshiba-phu-hop-moi.html). Các văn bản, chứng từ, giấy tờ ... muốn có bản thứ hai cần phải qua tay một người chuyên ghi chép lại. 



Thời kỳ này rất ít người biết chữ và ít người có thể thực hiện công việc ghi chép này. Tuy nhiên, hiện nay, đơn giản là một chiếc máy in hay máy photocopy là mọi chuyện đã được giải quyết. 

5. Người điều khiển gỗ

Khi công nghệ chưa phát triển, những người tiều phu đốn củi phải sử dụng tới dòng nước từ vị trí cao đến vị trí trũng hơn để vận chuyển những cây gỗ nặng nề về tới nơi sản xuất. 
nguoi-dieu-khien-go

Và muốn thực hiện được công việc khá khó khăn này, người điều khiển gỗ phải thực sự biết cách điều khiển vì thực tế là dòng nước thường chảy xiết và không theo ý của người dùng. 

Vào mùa cao điểm, dòng nước luôn chật cứng những cây gỗ trôi về nhà máy sản xuất và người điều khiển có được thu nhập "không phải nghĩ". 

Tuy nhiên, dòng nước chảy xiết luôn làm khó họ. Thậm chí, trong trường hợp xấu nhất, dòng nước có thể nhấn chìm cả người điều khiển và đây là lý do khoa học công nghệ cần phải được nghiên cứu và tạo ra những công cụ mới như ô tô tải để điều đưa gỗ về nơi sản xuất.

6. Người báo thức 

Trước khi đồng hồ báo thức ra đời, có một nghề nghiệp khá lạ lẫm tồn tại, đó là người báo thức. Những người này sử dụng những cây gậy dài để với tới cửa sổ của một khách hàng trước khi đập cửa, đánh thức người thuê.
nguoi-bao-thuc

Đồng hồ báo thức ra đời và sau này là smartphone với chức năng hẹn giờ điện tử, chính xác đến từng giây và hiệu quả hơn nhiều so với người báo thức. Đây là lý do khiến nghề này trở nên "tuyệt chủng". 

7. Người kết nối điện thoại

Những năm 1960 trở về trước, người kết nối đường dây điện thoại là vô cùng cần thiết đối với các bưu điện và việc gọi điện thoại. 


Khi một người quay số, cuộc gọi của anh ta/ cô ta sẽ được chuyển đến tổng đài, ở đây các nhân viên sẽ lựa chọn đường dây để chuyển kết nối tới địa chỉ mà họ mong muốn. 

Rõ ràng, với hàng nghìn, hàng triệu địa chỉ phải tra cứu mỗi ngày, người kết nối điện thoại luôn gặp phải stress trong công việc và luôn bị hoa mắt bởi các địa chỉ. 

Công nghệ thay đổi với smartphone như hiện nay và thật khó để người ta có thể tưởng tượng được những điều vất vả mà người kết nối điện thoại phải đối mặt ngày trước. 

8. Công nhân sửa chữa đường ray tàu hỏa 

Những đường ray dài vô tận luôn phải có những người chuyên nghiệp "chăm sóc" và sửa chữa định kỳ. Tuy nhiên, ngày trước, công việc này không được đánh giá cao và mức đãi ngộ tương đối kém hấp dẫn. 

Mặc dù vậy, yêu cầu của công việc là khá khắt khe và cường độ làm việc rất cao khiến người công nhân thường xuyên gặp khó khăn. Họ phải tự hát hay nói chuyện phiếm để tăng tinh thần làm việc cho bản thân. 

Sự ra đời sau đó của máy lắp ráp đường ray đã giải tỏa gần như toàn bộ nỗi vất vả dành cho những người công nhân sửa chữa này. 

9. Người thu hoạch đỉa 

Đã từng có thời gian, đỉa được coi là một loài vật có thể được sử dụng để chế ra rất nhiều loại thuốc quan trọng. Và dĩ nhiên, nhu cầu mua bán đỉa luôn ở mức cao và rất nhiều người không ngần ngại sục tay chân xuống bùn để bắt loài vật này. 

Khi công nghệ phát triển thêm, đỉa đã có thể được nuôi ở trong các phòng thí nghiệm và lập tức nghề thu hoạch đỉa trở thành nghề nghiệp tuyệt chủng vì khoa học công nghệ.

Nguồn: VTC News

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

RICOH ra mắt máy in SP 310DN hướng tới đối tượng doanh nghiệp nhỏ

Bước vào cửa hàng bán máy in văn phòng, hẳn mắt bạn sẽ hoa lên với hàng trăm chiếc đủ kiểu dáng và kích cỡ. Bình tĩnh! Chọn máy in cũng giống như chọn người yêu. Lấy một cô thông minh sẽ khiến bạn đỡ vất vả hơn hẳn một nàng đẹp mà lắm tật. Vậy làm thế nào tìm ra nàng "thông minh" đây? Một mẹo nhỏ cho bạn: đọc thật kỹ tính năng của máy. "Cô" nào in nhiều, dễ sử dụng, mà tiết kiệm chi phí là ta tậu được rồi. Điểm qua thị trường, "hot-girl" máy in văn phòng năm nay thuộc về dòng RICOH SP 310DN. Lạ kỳ thay, giá những chiếc máy Ricoh này thực ra không mềm hơn những máy khác. Nhưng, vì sao Ricoh SP 310DN vẫn cứ được ưa chuộng?

>> https://chothuemayphotocopya0.blogspot.com/2016/08/tai-sao-ban-khong-sao-chep-uoc-tien-tu.html
Vì "nàng" hiểu và chiều lòng cánh văn phòng nhất đấy. Đầu tiên, Ricoh vừa khít với không gian văn phòng "đất chật người đông" hiện nay. Với một chiếc Ricoh vuông vắn (trong kích thước 405 x 392 x 390 mm), bạn có thể bê "nàng" đặt đâu tùy ý: trên bàn, lên ghế hay trong góc phòng nhỏ.

Đồng thời, Ricoh SP 310DN tích hợp được cả mạng có dây và in qua smartphone, nên chỉ một máy là đã đủ dùng cho văn phòng công ty với nhiều nhân viên làm việc ở các bộ phận khác nhau. Tiếp đến, khi đã "chung sống", bạn sẽ nhận ra dòng Ricoh SP 310DN giúp cuộc sống văn phòng dễ dàng hơn. Nhìn chung, các máy in nhỏ gọn thường hạn chế về số lượng trang in (chỉ khoảng 16,000 bản/tháng). Công ty nào chẳng thích in nhiều? Càng đông lại càng phải in nhiều.


Ricoh SP 310DN có công suất đến 20,000 bản/tháng (tức 600 trang/ngày). In dồi dào lại không phải đợi lâu. Cứ mỗi phút, máy lại cho ra tới 28 trang. Mỗi khay giấy lớn chứa được tận 250 trang cùng một lúc, nên bạn khỏi phải bực vì nghe mãi điệp khúc "hết giấy!". Quan trọng nhất vẫn là vấn đề chi phí. Hộp mực của dòng SP 310DN thuộc dạng “khủng”, có thể in lên đến 5.000 trang giúp giảm tần suất bồi mực và tăng tuổi thọ của hộp mực. Tính năng in hai mặt tự động giúp giảm mức độ tiêu thụ giấy, tránh lãng phí. Khi không dùng tới, máy tự động quay về nghỉ ở chế độ tiết kiệm điện.

>>> https://chothuemayphotocopya0.blogspot.com/2015/11/thong-tu-moi-cam-nhap-cac-mat-mat-hang.html

Một điểm thú vị nữa, Ricoh SP 310DN có chế độ tự động chọn khay giấy in linh động, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người sử dụng. Giả sử, trong khay 1 đang có giấy A5, khay 2 lại chứa giấy A4. Bạn chỉ việc bấm "in". Máy tự khắc nhận diện được khổ giấy phù hợp với văn bản. Thông minh chưa? Nhìn lại, một nhân viên văn phòng hay có 3 chỗ "ngứa": không gian hẹp, thích in nhiều, lo ngại về chi phí. Tính năng của Ricoh SP 310DN xem ra gãi đúng cả 3 chỗ, nhưng vẫn cho ra bản in sắc nét với độ phân giải lên tới 1200 dpi. Vậy nên, thật không có gì lạ khi dòng Ricoh SP 310DN bỗng trở thành "người tri kỷ" của dân văn phòng phải không? Nguồn: Tinh tế

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Tìm hiểu máy in Epson 9900, liệu đắt có xắt ra miếng?

Với giá thành lên đến hàng ngàn USD, liệu chiếc máy in này có thực sự tiết kiệm mực in cho người dùng?

Có nhiều người cho rằng chi phí tiền mực in còn đắt đỏ hơn cả máu người ở thị trường chợ đen, vậy với những chiếc máy in công nghệ cao thời nay, thực sự chúng có "tiết kiệm đến giọt cuối cùng" cho người tiêu dùng hay không?

>>> Xem thêm: https://chothuemayphotocopya0.blogspot.com/2016/09/huong-dan-di-chuyen-may-photocopy-ung.html

Một nhóm người tại cửa hàng cung cấp dịch vụ in ấn Bellevue Fine Art ở Seattle vừa qua đã quyết định làm một cuộc thử nghiệm xem thực hư chiếc máy in cao cấp Epson 9900 tiết kiệm mực đến mức nào.


Được biết, Epson 9900 là chiếc máy in thuộc phân khúc chuyên nghiệp, với giá thành lên đến hàng ngàn USD. Mỗi hộp mực in 700ml có giá lên đến gần 100 USD và để một bộ chạy hoàn hảo thì phải tốn đến hơn 1.000 USD.

Tiến hành cuộc thử nghiệm, khi mực trong hộp gần hết, máy in Epson 9900 sẽ báo người dùng biết chỉ còn lại 1% lượng mực cũng như sẽ không thể nào dùng hết lượng mực còn lại đó và buộc người dùng phải thay hộp mực mới.


>>> https://chothuemayphotocopya0.blogspot.com/2015/10/9-nghe-tuyet-chung-do-phat-trien-khoa.html

Nhóm Bellevue Fine Art quyết định rút hộp mực này ra và đổ mực ra ngoài xem thực tế lượng còn lại là bao nhiêu. Nhóm này đã khá bất ngờ khi phát hiện ra rằng với hộp mực 700 ml, khi máy báo "hết mực" nhưng thực tế lượng mực còn lại trong hộp vẫn còn đến 100 ml !!! Thậm chí có khi lượng mực còn dư lại lên đến 150 ml hoặc hơn. Đối với hộp mực 350 ml thì lượng mực còn lại dao động từ 60-80 ml.

Như vậy có thể khẳng định, lượng mực còn dư lại đến 15-20% chứ không phải 1% như máy Epson đã báo. Nhóm Bellevue Fine Art đã thử liên lạc với Epson nhằm chờ hồi âm khắc phục vấn đề này và cho rằng đối với những cửa hàng dịch vụ in như họ đang hoang phí đi hàng trăm USD mực máy photocopy mỗi tháng.

Nguồn: Genk


Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Khám phá máy in 3D Buccaneer Pirate 3D của Singapore

Danh mục thiết bị in ấn tại DISTREE APAC năm nay còn có sự xuất hiện của một thương hiệu mới toanh đến từ nước chủ nhà Singapore - Buccaneer với chiếc máy in 3D độc đáo Pirate3D. Sản phẩm mặc dù không được quảng cáo hoành tráng nhưng việc nó liên tục hoạt động để tạo ra các mẫu vật 24/24 đã khiến không ít người tò mò.



Điểm đầu tiên có thể nói về Pirate3D là nó có thiết kế rất lạ mắt, không giống như những chiếc máy in có kiểu dáng công nghiệp của MakerBot, Tinkerine hay Lulzbot. Nhìn qua nó trông giống như một chiếc máy pha cà phê hiện đại hay một chiếc loa đặt trong phòng khách. Thường thì chúng ta sẽ thấy hoạt động in 3D của máy diễn ra trong một buồng kính nhưng Buccaneer lại giấu toàn bộ trong một lớp vỏ vuông vức, chúng ta chỉ có thể thấy được máy đã làm công việc của mình đến đâu qua một phần đáy bằng nhựa trong suốt.

Máy Photocopy 3D

Về công nghệ in, Pirate3D dùng công nghệ nung chảy và hợp nhất sợi nhựa (Fused Filament Fabrication). Công nghệ này cho phép tạo ra các vật thể với độ chi tiết theo lớp cao nhất là 0,05 mm. Kích thước vật thể tối đa có thể in bằng Pirate3D là 130 x 96 x 139 mm.

Mực phun máy photocopy 3d

Chiếc máy dùng một cuộn sợi PLA (Polylactic acid), mỗi cuộn sợi có trọng lượng khoảng 400 gram. Từ đây, các sợi PLA sẽ được đưa vào vòi phun có đường kính khoảng 0,4 mm. Đây là một loại ngòi phun đặc biệt do chính Buccaneer phát triển dựa trên kinh nghiệm 35 năm trong lĩnh vực in ấn và thiết kế này cũng đã được đăng ký sáng chế. Ngòi phun được đặt trên một mô-tơ di chuyển đa hướng theo trục XYZ, góc di chuyển 1,8 độ và độ nhỏ của một bước di chuyển là 1/16.



Sản phẩm in ra từ máy

Pirate3D hoạt động với nhiều loại thiết bị như iPhone/Android và PC với một phần mềm miễn phí cho phép bạn kết nối với máy in qua Wi-Fi. Phần mềm này cũng có sẵn nhiều mẫu thiết kế từ Kickstarter và bạn cũng có thể thiết kế mẫu riêng với SmartObjects hoặc nạp vào phần mềm các file thiết kế định dạng STL.

Buccaneer khẳng định Pirate3D là một trong những chiếc máy in 3D rẻ nhất thị trường và thật vậy hãng bán với giá $799, trong khi đó các mẫu máy in tương tự thường có giá trên $1000. Về "mực in", Buccaneer cũng bán với giá phải chăng với 5 cuộn đủ màu, mỗi cuộn 400 g, giá cho 5 cuộn là $110.

Nguồn: Tinh tế