Hôm 12/10, Dell công bố đã đồng ý thâu tóm EMC với giá 67 tỷ USD, bao gồm bằng tiền mặt và cổ phiếu của công ty VMWare mà Dell sở hữu từ khoản đầu tư của công ty. Quy mô khổng lồ của thương vụ sáp nhập này đã làm giới công nghệ phải chấn động.
Dell thâu tóm EMC
Sự kết hợp của Dell và EMC sẽ tạo thành một nhà cung cấp sản phẩm công nghệ hàng đầu, phục vụ nhiều nhu cầu đồng thời của các doanh nghiệp. Dell vốn được biết đến như là nhà bán lẻ năng động cũng là một trong những nhà sản xuất máy chủ lớn nhất, trong khi EMC là nhà cung cấp giải pháp lưu trữ cho các doanh nghiệp lớn nhất thế giới.
>>> Xem: https://chothuemayphotocopya0.blogspot.com/2016/07/container-hang-may-photocopy-ve-ngay-ai.html
Nhiều năm qua, Dell nỗ lực để tạo nên bước nhảy vọt từ bán lẻ PC cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sang phục vụ nhu cầu lớn hơn cho các doanh nghiệp lớn, là mảnh đất đang bị IBM và HP (hãng chuyên sản xuất máy tính, máy photocopy) thống trị. Trong khi đó, EMC phải đối mặt với những cái tên quen thuộc như Cisco Systems và Oracle trong lĩnh vực triển khai đám mây.
Cả Dell và EMC đã phải dày công xác định công việc kinh doanh của họ trong những năm gần đây, trong bối cảnh ngành công nghiệp IT thay đổi chóng mặt. Dell đã tiến hành một chiến dịch kéo dài để đạt được kết quả trở thành công ty tư nhân vào năm 2013, còn EMC thì thực hiện hàng loạt thương vụ mua lại các công ty nhỏ để đa dạng hóa sản phẩm.
Thâu tóm EMC sẽ giúp Dell có được tiếng nói mạnh mẽ hơn, như là nhà cung cấp IT với trọn bộ đầy đủ các sản phẩm từ PC cho đến trung tâm dữ liệu. Mặc dù IBM và HP đã từ bỏ mô hình đó (IBM bán mảng máy chủ x86 Thương vụ dự kiến sẽ hoàn tất vào giữa năm 2016, lúc đó Michael Dell sẽ trở thành chủ tịch và CEO của công ty hợp nhất. Hiện tại thì Joe Tucci vẫn là CEO của EMC. cho Lenovo, còn HP thì tách riêng mảng doanh nghiệp và PC), một công ty cung cấp trọn vẹn giải pháp cho khách hàng vẫn là điều tốt. Khách hàng sẽ có được giá tốt hơn, dịch vụ cũng tốt hơn.
EMC hiện có cấu trúc khá phức tạp. Trong quá trình mở rộng từ mảng kinh doanh cốt lõi là cung cấp thiết bị lưu trữ cho doanh nghiệp, công ty đã thâu tóm VMware vào năm 2004, sau đó lại tách ra và giữ lại 83% cổ phần. EMC còn tăng cường bảo mật bằng cách mua lại RSA và nền tảng đám mây với Pivotal. Hiện tại các bộ phận này hoạt động khá tự do, không mấy ràng buộc với công ty mẹ EMC.
Về lưu trữ, các dòng sản phẩm của hai công ty chủ yếu là bổ sung cho nhau, theo chuyên gia phân tích Ashish Nadkarni của IDC. EMC hướng tới các doanh nghiệp lớn, trong khi Dell mạnh hơn ở phân khúc cấp thấp, mặc dù có sự giao thoa giữa các dòng EqualLogic, Compellent của Dell và VNX, Vmax của EMC. Thương vụ cũng giúp Dell trở nên mạnh hơn về bảo vệ dữ liệu, là điều mà công ty chưa thể cạnh tranh được với những cái tên như các dòng Data Domain và Avamar của EMC.
Theo Nadkarni thì EMC có tất cả những gì mà Dell đang muốn.
Có thể Dell vẫn tiếp tục theo đuổi các giải pháp lưu trữ của mình với các mảng lưu trữ EqualLogic và Compellent kèm theo phần mềm. Trước đây Dell đã từng bán sản phẩm của EMC, nhưng sự hợp tác giữa hai công ty đã kết thúc vào năm 2011.
Thỏa thuận Dell-EMC có thể đe dọa đối tác VCE trong mối quan hệ thiết bị lưu trữ của EMC kết hợp giải pháp ảo hóa VMware và thiết bị mạng của Cisco Systems, Nadkarni nói. Với việc kinh doanh máy tính của Dell về chung một nhà với EMC và VMware, Cisco sẽ không tiếp tục cung cấp máy chủ riêng của mình cho VCE về lâu dài, ông nói.
Nguồn: PC World VN